Nhật Bản khẳng định vị trí nhà đầu tư số một tại Việt Nam
Trải qua không khó khăn trở về thu xếp vốn, đầu tháng 8 vừa qua, Dự án Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) cuối cùng cũng được đại diện chủ đầu tư là Idemitsu Kosan (Nhật) và đối tác là PetroVietnam công bố có thể khởi công trong quý III này. Dự án nhà máy lọc dầu thứ 2 của Việt Nam có thể coi là ví dụ tiêu biểu cho hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Nhật vào Việt Nam . Số vốn góp của Nhật là hơn 6 tỷ USD trông tổng vốn đầu tư 8-10 tỷ USD, thuộc loại dự án FDI lớn nhất nhì tại Việt Nam.
Nhật hiện là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam sau 9 tháng đầu năm. Ảnh: Talkvietnam
Theo số liệu của Cơ quan Xúc tiến ngoại thương Nhật (Jetro), kể từ sau cú đột phá năm 2008, lượng dự án của doanh nghiệp nước này được cấp phép tại Việt Nam tăng liên tục từ 77 (2009) lên 208 (2011). Kể từ 2010, giá trị FDI hằng năm được đưa từ Nhật vào Việt Nam hầu như đều đạt trên 1,85 tỷ USD, trong khi suốt giai đoạn 1992 – 2009 (ngoại trừ 2008), con số này thường xuyên ở dưới mốc 500 triệu USD.
9 tháng đầu năm nay, theo Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tổng vốn đăng ký của doanh nghiệp Nhật Bản đạt 4,68 tỷ USD, tương đương hơn 49% tổng FDI của cả nước. Kết quả này đã đưa Nhật trở thành nhà đầu tư trực tiếp lớn nhất vào Việt Nam hiện nay.
Theo cơ quan xúc tiến đầu tư thì các doanh nghiệp Nhật cũng được xem là “người đi đầu” trong việc đưa vốn vào lĩnh vực chế biến – chế tạo, vốn đang được Chính phủ Việt Nam khuyến khích. Theo đó, trong tổng số hơn 1.700 dự án FDI của Nhật tại Việt Nam hiện nay, có tới hơn 990 trường hợp thuộc lĩnh vực này, với tổng vốn ước khoảng 23,3 tỷ USD (tương đương hơn 81%).
Cùng với Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, đầu tháng 7 vừa qua, việc hãng lốp nổi tiếng của Nhật là Bridgestone khởi công nhà máy thứ 50, đồng thời cũng là một trong những cơ sở sản xuất lớn nhất của mình tại Hải Phòng được xem là ví dụ tiêu biểu cho hoạt động đầu tư này.
Trong chuyến thăm cùng đại diện nhiều doanh nghiệp Nhật tới Hà Nội hồi cuối tháng 9, Chủ tịch Phòng thương mại & công nghiệp Nhật (JCCI) – Tadashi Okamura cũng nhận định Việt Nam đang ngày càng nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước này, trong quá trình tìm kiếm địa điểm đầu tư thay thế Trung Quốc, sau những căng thẳng gần đây giữa 2 nước.
Một xu thế cũng đáng chú ý khác được ông Okamura nêu ra là các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật hiện đã bắt đầu chủ động tìm kiếm con đường ra nước ngoài (trong đó có Việt Nam) đầu tư, thay vì chỉ “theo đuôi” các doanh nghiệp lớn. Điều này lý giải cho số lượng dự án vào Việt Nam tăng mạnh trong những năm gần đây, cho dù quy mô của từng dự án không lớn.
Trao đổi với VnExpress.net, Tiến sĩ Alan Phạm, Kinh tế trưởng của Vinacapital cho rằng sau thảm họa động đất – sóng thần năm ngoái, cũng như rắc rối gần đây trong quan hệ ngoại giao – thương mại với Trung Quốc, doanh nghiệp Nhật ngày càng để ý hơn tới việc chuyển cơ sở sản xuất tới các địa chỉ “an toàn” như Việt Nam. “Trong bối cảnh kinh tế khó khăn chung trên toàn cầu, dù sao Việt Nam vẫn được coi là địa chỉ đầu tư tốt, thị trường lớn, lao động rẻ, học hỏi nhanh”, chuyên gia này phân tích.
Theo số liệu Jetro cung cấp cho VnExpress.net, so sánh với 2 thị trường được đánh giá là tiềm năng khác trong khu vực là Thái Lan và Indonesia, Việt Nam đang chiếm ưu thế về thu hút đầu tư từ Nhật: Cùng tăng mạnh trong giai đoạn 2009 – 2011, nhưng khi kinh tế khó khăn, tốc độ sụt giảm số dự án đầu tư của Việt Nam chậm hơn nhiều so với 2 nước còn lại. Trong khi đó, giá trị vốn thu hút vẫn giữ được đà tăng để từ vị trí thứ 3 năm 2009, Việt Nam hiện là nước thu hút nhiều FDI nhất từ Nhật trong số 3 nước.
Tìm hiểu về máy lắp ráp tự động
Tự động hóa trong nền công nghiệp 4.0
Dây chuyền sản xuất thông thường