Tự động hóa nhà máy

5S là gì? Kaizen là gì? Sự khác nhau giữa quy trình 5S và Kaizen

Để có thể nhìn thấy được sự khác biệt và cách để phân biệt được chúng thì đầu tiên chúng ta phải hiểu cơ bản 2 khái niệm về quy trình 5s và Kaizen. Xem ngay tại bài viết dưới đây!

1. 5S là gì?

5s suất phát từ 5 chữ cái đầu tiên trong tiếng Nhật: Seiri, Seiton, Seiso, Seiketsu, Shitsuke.

  • Seiri (Sàng lọc): là phân loại, sàng lọc những vật dụng không cần thiết tại nơi làm việc và loại bỏ chúng.
  • Seiton (Sắp xếp): sau khi sàng lọc thì sắp xếp những vật dụng còn lại ngăn nắp, tiện lợi theo một trật tự dễ tìm, dễ lấy và dễ trả lại.
  • Seiso (Sạch sẽ): là thường xuyên vệ sinh nơi làm việc thật sạch sẽ để cải thiện môi trường làm việc cũng như nâng cao chất lượng máy móc.
  • Seiketsu (Săn sóc): là luôn săn sóc và duy trì 3S ở trên để nơi làm việc luôn sạch sẽ, thuận tiện và liên tục tăng năng suất.
  • Shitsuke (Sẵn sàng): nghĩa là tạo những hoạt động bên trên thành nề nếp, thói quen tự giác làm việc tốt, duy trì môi trường làm việc thuận tiện.

Đây là phương pháp quản lý được tạo ra với mục đích cải tiến môi trường làm việc, đây là phương pháp hiện diện thường trực trong Doanh nghiệp hoặc một đơn vị hành chính, dù bất cứ ở môi trường nào thì phương pháp quy trình 5S đều mang lại những hiệu quả rất thực tế và cách vận hành cũng cực kỳ đơn giản.

5s là gì

Mục tiêu của 5S:

  • Xây dựng tinh thần cải tiến liên tục (KAIZEN) cho mọi người tại nơi làm việc.
  • Xây dựng tinh thần đồng đội giữa mọi người.
  • Phát triển vai trò lãnh đạo cho cán bộ quản lý.
  • Là cơ sở để thực hiện chương trình nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng.

2. Kaizen là gì?

Theo lý thuyết chúng thì Kaizen là triết lý nhằm thúc đẩy hoạt động cải tiến liên tục trong đời sống cá nhân, đời sống gia đình, đời sống xã hội và cả môi trường làm việc.

Nhưng bạn có thể hiểu đơn giản hơn, Kaizen là sự cải tiến và cải tiến không ngừng. Triết lý của Kaizen là dù bất cứ nơi đâu – gia đình hay xã hội – đều cần được cải tiến liên tục.

Kaizen là sự cải tiến liên tục dựa theo các nguyên tắc, định hướng và chương trình nhất định, chúng ta sẽ có 10 công cụ từ cơ bản đến nâng cao để thực hành triết lý Kaizen.

4 công cụ phổ biến nhất có thể là:

  • 5S (Seiri, Seiton, Seiso, Seiketsu, Shitsuke): là phương pháp được áp dụng để xây dựng một môi trường làm việc gọn gàng, khoa học và sạch sẽ.
  • JIT (Just in time): là phương pháp xây dựng thói quen đúng thời hạn trong kiểm soát hàng tồn kho và sản xuất nhằm giảm thiểu lãng phí khi sản xuất, được Toyota đi đầu tiên phong sử dụng.
  • PDAC (Plan, Doing, Check, Act): là phương pháp xây dựng quy trình làm việc tối ưu hiệu quả.
  • QCC: là một nhóm những người tình nguyện thực hiện công việc đào tạo và kiểm soát chất lượng Kaizen tại nơi làm việc.
kaizen là gì

3. Sự khác biệt của quy trình 5S và Kaizen

Doanh nghiệp lớn tới nhỏ hay những đơn vị kinh doanh cá nhân. Nơi nào có hoạt động thì nơi đó cần sắp xếp, cần phân loại, cần sạch sẽ. Không có hoạt động của quy trình 5S thì không thể bàn đến việc quản lý và cải tiến.

Quy trình 5S ngăn chặn sự xuống cấp của nhà xưởng, tạo môi trường thông thoáng làm việc, Vật tư được sắp xếp ngăn nắp và khoa học. Người làm việc cảm thấy thoải mái, làm việc có năng suất cao và tránh được sai sót. Các thiết bị sản xuất hoạt động trong môi trường phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng an toàn.

Khi chúng ta đề cập tới sự chuẩn hoá, sàng lọc, sắp sếp tất cả mọi thứ thật khoa học và duy trì chúng thì tất cả các thứ chúng ta cần là quản lý quy trình 5s.

6 yếu tố giúp chúng ta nhận diện một Doanh nghiệp có hoạt động quản lý đang đi theo lối mòn

  • Không có tiêu chuẩn rõ ràng
  • Ngay khi đã có tiêu chuẩn, thì tiêu chuẩn diễn tả đối với mọi người cũng không được rõ ràng
  • Không có mối quan hệ rõ ràng giữa các quy trình. Thao tác cùng các ảnh hưởng của nó đến chất lượng, chi phí, giao hàng, an toàn và tinh thần làm việc.
  • Tiêu chuẩn có quá nhiều thông số, không xác định thông số chủ yếu.
  • Các tiêu chuẩn mô tả công việc chỉ có ý nghĩa đối với các thợ mới quen với quá trình. Nhưng không được dùng để làm cơ sở cải tiến thường xuyên.
  • Có những tiêu chuẩn tổng quát nhưng không xác định rõ ràng ai phải làm cái gì.

Trên đây là toàn bộ thông tin về sự khác nhau giữa quy trình 5S và Kaizen, hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn đọc. Ngoài ra, để hiểu đúng là thực hiện đúng 5S Kaizen các bạn có thể tham khảo chương trình đào tạo 5S và Kaizen tại Học Viện PMS.

Chi tiết chương trình: https://pms.edu.vn/dao-tao/thuc-hien-5s-kaizen-hieu-qua/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button