Công nghiệp

Làn sóng đầu tư mới từ Nhật Bản vào Việt Nam

Trong buổi đối thoại giữa doanh nghiệp hai nước Việt Nam – Nhật Bản, ông Tadashi Okamura, Chủ tịch JCCI, cho biết hiện Hệp hội các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam đặt ở ba miền đã lên tới hơn 1.000 hội viên. Con số này vẫn tiếp tục tăng thêm.

Hiện nay, doanh nghiệp thành viên của JCCI đã lên gần 1,3 triệu hội viên, trong đó có tới 99,7% là đơn vị nhỏ và vừa. “Theo điều tra, Việt Nam là thị trường nhận được nhiều sự quan tâm của doanh nghiệp Nhật Bản” – ông Okamura nói.

Ông Đinh Mạnh Hùng, Phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chia sẻ, Nhật Bản hiện là nhà tài trợ ODA song phương lớn nhất của Việt Nam.

Đồng thời, Nhật cũng là nước đầu tiên trong nhóm G7, công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường. Năm 2011, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt 21,2 tỷ USD, trong đó, việc xuất-nhập tương đương cả hai nước.

Tính đến hết tháng 8/2012, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Nhật vào Việt Nam đạt 4,3 tỷ USD, đứng đầu trong số 39 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào nước ta, tính cả vốn cấp mới và tăng thêm.

Theo giám đốc điều hành JCCI – ông Nakamura, trước đây các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật thường đi theo phục vụ các doanh nghiệp lớn khi đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên, hiện xu hướng đó đã thay đổi, doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật tự tìm kiếm đối tác, kể cả sang Việt Nam hay Trung Quốc.

“Chính phủ Nhật Bản rất quan tâm đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Lần này, chúng tôi có hơn 100 DN sang Việt Nam để tìm kiếm cơ hội đầu tư. Sau khi làm việc với VCCI, đoàn sẽ làm việc với Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ đó, chúng tôi sẽ đề xuất với Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ, để ngành nào đầu tư vào Việt Nam” – ông Nakamura nói.

Lãnh đạo JCCI còn cho rằng, đoàn doanh nghiệp của Nhật Bản sang Việt Nam lần này đã có kế hoạch từ lâu, không phải xu hướng rút khỏi thị trường Trung Quốc do sự căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc gần đây.

Cũng theo ông Nakamura, bắt nguồn từ thảm họa động đất sóng thần năm ngoái, một loạt các nhà máy trong nước bị thiệt hại, sản xuất không đáp ứng nhu cầu. Vì thế, để duy trì chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp Nhật phải tìm kiếm, xây dựng các nhà máy ở các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.

Theo đánh giá từ phía Nhật Bản, so với đợt tìm kiếm cơ hội năm 2008, đến nay, môi trường đầu tư ở Việt Nam vẫn chưa có sự khác biệt nhiều. Tuy nhiên, độ hấp dẫn của thị trường Việt Nam với các doanh nghiệp Nhật Bản không hề thay đổi.

Lần tìm kiếm cơ hội này, độ quan tâm, nhiệt tình của doanh nghiệp Việt Nam đã cao hơn rất nhiều. JCCI cho rằng, Việt Nam hấp dẫn là do có dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào, việc đào tạo cũng khá tập trung, thị trường hấp dẫn.

Tuy nhiên, Việt Nam cần phải cải thiện “nút thắt” còn hạn chế là hạ tầng. Trong đó, vấn đề này còn bao gồm cả xây dựng khu công nghiệp hỗ trợ và thuế.

DÂY CHUYỀN LẮP RÁP BẢNG MẠCH (PCBA)-PHẦN 2

Dây chuyền lắp ráp bảng mạch (PCBA)-Phần 1

4 công nghệ tự động hóa hàng đầu trong ngành công nghiệp ô tô

Các xu hướng sản xuất hàng đầu trong tự động hóa công nghiệp

Các xu hướng hàng đầu của tự động hóa nhà máy thế kỷ 21

Giao tiếp M2M – tiến bộ trong Tự động hóa Công nghiệp

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button